Cập nhật mới nhất 27/04/2024
Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn tối ưu hóa SEO Onpage trên Website của bạn. Bài viết này thuộc Khóa đào tạo SEO Online Miễn Phí từ A – Z cho bạn
Để hiểu bài này bạn cần xem trước các bài:
Nội dung bài viết
Tạo ra nội dung cho website của bạn
Áp dụng nghiên cứu từ khóa của bạn
Các phần trước, chúng ta đã tìm hiểu các phương pháp để khám phá cách đối tượng mục tiêu của bạn đang tìm kiếm nội dung họ mong muốn. Bây giờ, đã đến lúc áp dụng nghiên cứu từ khóa để tìm ra các từ khóa cho nội dung website của bạn. Dưới đây là một phác thảo đơn giản để nghiên cứu từ khóa cho bạn:
- Tìm ra các từ khóa và nhóm những từ khóa riêng lẻ đó vào thành các nhóm có chung ý nghĩa. Mỗi nhóm sẽ là 1 bài viết trên website của bạn.
- Xác định định dạng nội dung mà từ khóa hoặc nhóm từ khóa bạn tìm được. Tìm một số đặc điểm của các trang xếp hạng trong TOP 10 của Google:
- Hình ảnh hoặc video của các trang trong TOP 10 có nặng không?
- Nội dung dài hay ngắn gọn?
- Nội dung có được định dạng theo kiểu danh sách, dấu gạch đầu dòng hoặc đoạn văn không?
- Hãy tự hỏi: “Tôi có thể cung cấp những giá trị độc đáo nào cho người dùng? Điều gì làm cho trang của tôi tốt hơn các trang hiện đang xếp hạng cho từ khóa tôi đang định SEO?”
Tối ưu hóa trên trang cho phép bạn biến nghiên cứu của mình thành nội dung mà khán giả của bạn sẽ yêu thích.
Tránh tạo ra nội dung có giá trị thấp
Nội dung trang web của bạn phải trả lời được các câu hỏi của người tìm kiếm. Nội dung không nên được tạo cho mục đích xếp hạng cao Google. Xếp hạng là mục tiêu cuối cùng, việc quan trọng là tạo ra nội dung để giúp người tìm kiếm trả lời câu hỏi của họ.
Một số điều cần tránh khi tạo nội dung cho website của bạn:
Nội dung mỏng, chất lượng thấp
Với cùng một nội dung mà bạn tạo thành quá nhiều bài viết khác nhau chỉ thay đổi một chút như thay đổi địa điểm, thay đổi từ khóa,…Google coi đây là nội dung mỏng vì nó không đem nội dung hữu ích cho người dùng.
Ví dụ: Bạn đào tạo SEO. Và bạn tạo ra nhiều bài viết bằng cách thay đổi mỗi vị trí địa lý và tạo thành hàng trăm bài viết. Ví dụ như đào tạo seo tại Hà Nội, Đào tạo SEO tại Hồ Chí Minh, Đào tạo SEO tại Đà Nẵng. Các bài viết này có nội dung giống nhau tới 99% và thay đổi mỗi Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh thì Google chắc chắn sẽ coi đây là nội dung mỏng. Còn nếu nội dung khác nhau thì các bài viết của bạn không bị Google coi là nội dung mỏng.
Thực tế, có rất nhiều website đã tạo ra hàng tấn nội dung chất lượng thấp, mỏng trên web, mà Google đã giải quyết cụ thể với bản cập nhật thuật toán năm 2011 có tên là thuật toán Panda . Bản cập nhật thuật toán này phạt các Website có chất lượng thấp, và đưa các trang có chất lượng tốt hơn lên các vị trí hàng đầu của SERP. Google tiếp tục lặp lại quá trình này để giảm hạng nội dung chất lượng thấp và quảng bá nội dung chất lượng cao.
Nội dung trùng lặp
Nội dung trùng lăp là nội dung mà trang web của bạn giống với các trang web khác trên website của bạn. Hoặc nội dung trang web của bạn giống với nội dung một trang web trên website của người khác.Google nghĩ đây là nội dung sao chép, và nó không có nhiều giá trị cho người dùng
Điều này có thể việc bạn đã lấy nội dung của website khác và tạo thành nội dung của bạn, hoặc sửa đổi một chút trước khi xuất bản lại mà không thêm bất kỳ nội dung hoặc tạo thêm giá trị cho người dùng.
Có nhiều lý do chính đáng cho việc nội dung bị trùng lặp trên cùng một website(như phân trang) hoặc khác website(như kiến thức chuyên ngành thì dễ trùng lặp) do đó, Google khuyến khích sử dụng thẻ rel = canonical để trỏ đến phiên bản gốc của nội dung web. Mặc dù bạn không cần biết về thẻ này, điều chính cần lưu ý là nội dung của bạn phải là duy nhất và có giá trị.
Che dấu nội dung
Nguyên tắc của các công cụ tìm kiếm là bạn phải cho hiển thị cùng một nội dung cho trình thu thập thông tin của Google và cho khách truy cập. Điều này có nghĩa là bạn không bao giờ nên ẩn văn bản trong mã HTML của trang web mà một khách truy cập bình thường không thể nhìn thấy.
Khi làm sai nguyên tắc này, công cụ tìm kiếm gọi đó là “che giấu” và thực hiện hành động để ngăn các trang này xếp hạng trong kết quả tìm kiếm. Kỹ thuật che giấu có thể được thực hiện theo nhiều cách và vì nhiều lý do khác nhau.
Trong một số trường hợp, Google có thể cho phép các thực hành kỹ thuật che giấu thông qua vì chúng đóng góp vào trải nghiệm người dùng tích cực.
Nhồi nhét từ khóa
Nhiều người lầm tưởng rằng cho thật nhiều từ khóa vào nội dung bài viết là các từ khóa đó sẽ dễ dàng lên TOP Google. Sự thật là, bạn sẽ bị Google phạt nếu một từ khóa được lặp lại quá nhiều lần trong 1 bài viết. Vì Google thường nghĩ tới người dùng mà!
Ví dụ bạn là người dùng và bạn tìm khóa đào tạo SEO và bạn vào được một bài viết với nội dung: “Khóa đào tạo SEO, đào tạo SEO, Đào tạo SEO giá rẻ,…” bạn có muốn tìm thấy những trang như vậy không? Chính vì vậy, Google sẽ phạt những trang nhồi nhét từ khóa như thế này!
Nội dung được tạo tự động
Những trang được tạo nội dung tự động là những trang có nội dung chất lượng cực kém, khó đọc, ghép nối lung tung làm người dùng bực tức. Bạn có thể dễ dàng nhận ra một số nội dung được tạo tự động khi đọc nội dung bài viết.
Điều đáng chú ý là những tiến bộ trong học máy được Google áp dụng đã góp phần loại bỏ được những trang có nội dung tạo tự động. Đây có thể là lý do tại sao các nguyên tắc về chất lượng của Google đối với nội dung được tạo tự động , Google sẽ phạt những trang có nội dung được tạo tự động nhằm thao túng thứ hạng tìm kiếm.
Phải làm gì để lên TOP 10 Google?
Không có bí mật nào trong cách xếp hạng của Google. Google xếp hạng các trang vào TOP 10 vì nó đã xác định các trang web đó là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi của người tìm kiếm. Trong công cụ tìm kiếm hiện tại, những trang bị trùng lặp nội dung, spam link hoặc link bị hỏng không có vị trí TOP 10.
Trang của bạn phải cung cấp giá trị cho người tìm kiếm và tốt hơn bất kỳ trang nào khác mà Google hiện đang đóng vai trò là câu trả lời cho một truy vấn cụ thể. Đây là một công thức đơn giản để tạo nội dung giúp bạn nên TOP 10 Google:
- Tìm kiếm, nghiên cứu các từ khóa bạn muốn trang của bạn được xếp hạng trong TOP 10 Google
- Xác định 10 trang web được xếp hạng cao cho những từ khóa đó
- Xác định những ưu điểm giúp những trang đó lên TOP 10 Google
- Tạo nội dung tốt hơn 10 trang đó
Chúng tôi gọi nội dung này là nội dung 10x . Nếu bạn tạo một trang với nội dung tốt hơn 10 trang trong TOP 10 với từ khóa bạn xác định, Google sẽ thưởng cho bạn vị trí tốt hơn. Tạo nội dung 10x là công việc rất khó khăn, nhưng nó sẽ trả lại cho bạn xứng đáng những gì bạn được nhận.
Những gì chúng ta nên nghĩ đến là làm bất cứ điều gì đáp ứng nhu cầu của người dùng đang tìm kiếm. Một số truy vấn(từ khóa) có thể được trả lời kỹ lưỡng và chính xác bằng 300 từ trong khi các truy vấn khác có thể yêu cầu 1.000 từ!
Mẹo: Đừng sáng tạo lại bánh xe
Nếu bạn đã có nội dung trên trang web của mình, hãy tiết kiệm thời gian bằng cách đánh giá trang nào trong số những trang đó đã mang lại số lượng lưu lượng truy cập không phải trả tiền tốt và chuyển đổi tốt. Nâng cấp nội dung ở các trang đó để giúp các từ khóa lên TOP cao hơn trên Google.
Ngoài nội dung hãy tối ưu hóa các yếu tố Onpage khác
Sau khi đọc phần này, bạn sẽ hiểu các yếu tố quan trọng khác trên trang web giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung 10x mà bạn vừa tạo, vì vậy hãy đi sâu vào các phần này!
Thẻ tiêu đề heading H1 tới H6
Thẻ tiêu đề là một phần tử HTML được sử dụng để chỉ định tiêu đề cho trang web của bạn.
Thẻ heading từ H1 tới H6. Thẻ H1, thường làm tiêu đề của bài viết. Nó trông như thế này:
<h1> Tiêu đề trang </ h1>
Ngoài ra còn có các heading phụ từ các thẻ H2 (<h2>) đến H6 (<h6>). Mặc dù việc sử dụng tất cả các thẻ tiêu đề heading này trên một trang là không bắt buộc. Thẻ heading từ H1 sang H6 theo thứ tự quan trọng giảm dần.
Mỗi trang phải có H1 duy nhất mô tả chủ đề chính của bài viết, nó thường được tạo tự động từ tiêu đề của trang web. Như tiêu đề mô tả chính của bài viết, H1 phải chứa từ khóa hoặc cụm từ chính của trang đó. Bạn nên tránh sử dụng thẻ H1 để đánh dấu các thành phần không phải là tiêu đề bài viết, chẳng hạn như các nút điều hướng và số điện thoại. Sử dụng thẻ tiêu đề để giới thiệu nội dung sau sẽ thảo luận.
Ví dụ về Đào tạo SEO:
<h1> Khóa học SEO </ h1>
<h2> Khóa học SEO Online </ h2>
<h3> Khóa học SEO Online miễn phí </ h3>
<h3> Khóa học SEO Online giá rẻ </ h3>
Chủ đề chính của bài viết được giới thiệu trong tiêu đề <h1> chính và mỗi tiêu đề bổ sung H2, H3 được sử dụng để giới thiệu một chủ đề phụ mới. Trong ví dụ này, <h2> mở rộng nội dung từ thẻ <h1> và <h3> mở rộng nội dung từ thẻ <h2>. Đây chỉ là một ví dụ về cấu trúc bạn có thể sử dụng cho các thẻ Heading.
Mặc dù những gì bạn chọn để đưa vào thẻ tiêu đề của bạn có thể được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm để đánh giá và xếp hạng trang của bạn, điều quan trọng là tránh nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào thẻ tiêu đề.
Liên kết nội bộ(Internal Link)
Trong Bài 2, chúng tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của việc làm thế nào để toàn bộ bài viết trên website của bạn có thể được Google thu thập dữ liệu. Một phần của khả năng thu thập dữ liệu trang web nằm trong cấu trúc liên kết nội bộ của trang web.
Khi bạn liên kết đến các trang khác trên trang web của mình, bạn đảm bảo rằng trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm có thể tìm tất cả các trang trên trang web của bạn, bạn trỏ các liên kết (xếp hạng sức mạnh) đến các trang khác trên website của mình và bạn giúp khách truy cập điều hướng trang web của bạn.
Tầm quan trọng của liên kết nội bộ cũng được thiết lập, nhưng có thể có sự nhầm lẫn về cách thức này trong triển khai liên kết nội bộ thực tế.
Văn bản neo(Anchor text)
Văn bản neo là văn bản mà bạn liên kết đến các trang. Nó nằm ở giữa thẻ mở <a> và thẻ đóng </a>. Dưới đây, bạn có thể thấy ví dụ về liên kết(link) không có văn bản neo và liên kết(link) có văn bản neo sẽ trông như thế nào trong HTML.
<a href="http://www.your_domain.com/"> </a>
<a href="http://www.your_domain.com/"> Văn bản neo </a>
Văn bản neo gửi tín hiệu đến các công cụ tìm kiếm biết nội dung của trang đích mà liên kết đó trỏ tới.
Ví dụ: nếu tôi liên kết đến một trang web khác trên website của tôi bằng cách sử dụng văn bản neo là “tìm hiểu SEO”, đó là một chỉ báo tốt cho công cụ tìm kiếm rằng trang được nhắm mục tiêu là trang mà mọi người có thể tìm hiểu về SEO.
Hãy cẩn thận không thể lạm dụng điều đó. Bạn không nên sử dụng quá nhiều liên kết nội bộ bằng cách sử dụng cùng một văn bản neo giống nhau trỏ về cùng 1 trang web. Bạn có thể dùng các từ khóa khác thay cho từ “tìm hiểu SEO” để đa dạng văn bản neo trỏ tới trang đó. Ví dụ, “thông tin về SEO”, “học SEO”,…
Số lượng liên kết
Trong Nguyên tắc quản trị trang web của Google , họ nói “giới hạn số lượng liên kết trên một trang với số lượng hợp lý (tối đa một vài nghìn).” Đây là một phần trong các nguyên tắc kỹ thuật của Google, chứ không phải là phần hướng dẫn chất lượng. Các liên kết nội bộ không phải là một thứ gì đó mà nó sẽ khiến bạn bị phạt, nhưng nó ảnh hưởng đến cách Google tìm và đánh giá các trang của bạn.
Càng nhiều liên kết trên một trang, mỗi liên kết càng ít vốn có thể chuyển đến trang đích của nó.
Vì vậy, hãy liên kết những trang thực sự liên quan tới nhau.
Chuyển hướng
Việc xóa bài viết hoặc đổi Url của các trang web là một việc thường xuyên, nhưng trong trường hợp bạn đổi url của một trang, hãy đảm bảo cập nhật các liên kết đến URL cũ đó! Ít nhất, bạn nên đảm bảo chuyển hướng URL đến vị trí mới, nhưng nếu có thể, hãy cập nhật tất cả các liên kết nội bộ đến URL đó để người dùng và trình thu thập thông tin không phải chuyển qua các chuyển hướng để đến trang đích. Nếu bạn dùng WordPress thì có công cụ Yoast SEO tự đọng giúp bạn chuyển hướng khi bạn thay đổi URL.
Ví dụ về chuỗi chuyển hướng:
(vị trí ban đầu của nội dung) mywebsite.com/location1 >> mywebsite.com/location2
>> (vị trí hiện tại của nội dung) mywebsite.com/location3
Tốt hơn bạn nên:
mywebsite.com/location1 >> mywebsite.com/location3
Tối ưu hóa hình ảnh
Hình ảnh là thủ phạm lớn nhất làm chậm các trang web! Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là nén hình ảnh của bạn lại. Bạn có thể sử dụng các công cụ nén ảnh như Optimizilla , ImageOptim for Mac.
Một cách khác để giúp tối ưu hóa hình ảnh của bạn (và cải thiện tốc độ trang của bạn) là bằng cách chọn định dạng hình ảnh phù hợp.
Cách chọn định dạng hình ảnh để sử dụng:
Chọn định dạng hình ảnh:
- Nếu hình ảnh của bạn yêu cầu ảnh động, hãy sử dụng GIF.
- Nếu bạn không cần hình ảnh cao độ phân giải cao, hãy sử dụng JPEG (và kiểm tra các cài đặt nén khác nhau).
- Nếu bạn cần hình ảnh độ phân giải cao, sử dụng PNG.
- Nếu hình ảnh của bạn có nhiều màu sắc, hãy sử dụng PNG-24.
- Nếu hình ảnh của bạn không có nhiều màu sắc, hãy sử dụng PNG-8.
Văn bản thay thế
Văn bản thay thế (thuộc tính alt) trong hình ảnh là nguyên tắc về khả năng truy cập web và được sử dụng để mô tả hình ảnh cho người khiếm thị qua trình đọc màn hình. Điều quan trọng là phải có mô tả văn bản thay thế để mọi người khiếm thị có thể hiểu được những hình ảnh trên trang web của bạn mô tả cái gì.
Các rô bốt của công cụ tìm kiếm cũng thu thập thông tin văn bản thay thế để hiểu rõ hơn hình ảnh của bạn, mang đến cho bạn lợi ích bổ sung khi cung cấp ngữ cảnh hình ảnh tốt hơn cho các công cụ tìm kiếm. Chỉ cần đảm bảo rằng mô tả alt của bạn đọc tự nhiên cho mọi người và tránh nhồi nhét từ khóa cho công cụ tìm kiếm.
Thẻ Alt xấu, nhồi nhét quá nhiều từ khóa:
<img src = "grumpycat.gif" alt = "mèo gắt gỏng, mèo gắt gỏng, mèo gắt gỏng">
Thẻ Alt tốt, sử dụng alt mô tả chi tiết cho bức ảnh:
<img src = "grumpycat.gif" alt = "Một con mèo đen trông rất gắt gỏng ở một con chó đốm lớn">
Gửi sơ đồ trang web hình ảnh
Để đảm bảo rằng Google có thể thu thập dữ liệu và lập chỉ mục hình ảnh của bạn, hãy gửi sơ đồ trang web hình ảnh trong tài khoản Google Search Console của bạn. Điều này giúp Google khám phá những hình ảnh mà họ có thể đã bỏ lỡ trên website của bạn.
Định dạng cho các đoạn trích nổi bật và dễ đọc
Trang của bạn có thể chứa nội dung hay nhất từng được viết trong một chủ đề, nhưng nếu nó được định dạng không đúng cách, khán giả của bạn có thể không bao giờ đọc nó! Mặc dù chúng tôi không bao giờ có thể đảm bảo rằng khách truy cập sẽ đọc nội dung của chúng tôi, nhưng có một số nguyên tắc có thể thúc đẩy khả năng đọc, bao gồm:
- Kích thước và màu chữ – Tránh phông chữ quá nhỏ. Google đề xuất phông chữ tối thiểu 16px. Màu văn bản khác màu nền của trang cũng tăng cường khả năng đọc.
- Tiêu đề heading – Chia nhỏ nội dung của bạn với các thẻ tiêu đề h1 – h6 hữu ích có thể giúp người đọc điều hướng trang. Điều này đặc biệt hữu ích trên các trang dài nơi người đọc có thể chỉ tìm kiếm thông tin từ một phần cụ thể.
- Dấu đầu dòng – Tuyệt vời khi sử dụng danh sách ul li hoặc ol li. Dấu đầu dòng có thể giúp người đọc lướt qua và nhanh chóng tìm thấy thông tin họ cần.
- Ngắt đoạn văn bản – Tránh các đoạn văn bản quá dài có thể người dùng sẽ thoát ngay trang web của bạn
- Phương tiện hỗ trợ – Ở các vị trí thích hợp hãy thêm hình ảnh, video và tiện ích bổ sung cho nội dung của bạn.
- In đậm và in nghiêng để nhấn mạnh – Đặt các từ in đậm hoặc in nghiêng để nhấn mạnh câu cần người xem chú ý.
Việc định dạng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hiển thị trang web của bạn trong các đoạn mã nổi bật, các kết quả “vị trí 0” đó xuất hiện phía trên phần còn lại của kết quả không phải trả tiền.
Không có mã đặc biệt nào mà bạn có thể thêm vào trang của mình để hiển thị ở đây, cũng như bạn không thể mua quảng cáo cho vị trí này, nhưng trang web của bạn cấu trúc nội dung tốt hơn thì website của bạn sẽ tạo thành đoạn trích nổi bật trên Google.
Thẻ tiêu đề trang web title
Thẻ tiêu đề của trang là một phần tử HTML mô tả nội dung của cả trang web. Chúng được lồng trong thẻ head đầu trang:
<head>
<title> Tiêu đề ví dụ </ title>
</ head>
Mỗi trang trên website của bạn phải có một thẻ tiêu đề mô tả duy nhất. Nội dung bạn nhập vào trường thẻ tiêu đề sẽ hiển thị đầu tiên trong kết quả tìm kiếm, mặc dù trong một số trường hợp, Google có thể điều chỉnh cách thẻ tiêu đề của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Nó cũng có thể hiển thị trong trình duyệt web …
Hoặc khi bạn chia sẻ liên kết đến trang của mình trên một số trang web bên ngoài nhất định. Ví dụ thẻ title sẽ hiển thị khi bạn chia sẻ trên Facebook:
Thẻ tiêu đề của bạn có vai trò lớn trong ấn tượng đầu tiên của mọi người về trang web của bạn và đó là công cụ cực kỳ hiệu quả để giúp thu hút người tìm kiếm click vào website của bạn. Thẻ tiêu đề hấp dẫn hơn sẽ đưa trang web của bạn tới thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm, và bạn sẽ càng thu hút được nhiều người tới website của bạn. Điều này nhấn mạnh rằng SEO không phải hướng về công cụ tìm kiếm, mà bạn nên hướng về trải nghiệm người dùng.
Điều gì tạo nên một thẻ tiêu đề hiệu quả?
-
- Sử dụng từ khóa: Việc có từ khóa mục tiêu của bạn trong tiêu đề có thể giúp cả người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu nội dung trang của bạn.
-
- Độ dài: Trung bình, các công cụ tìm kiếm hiển thị 50-60 ký tự đầu tiên (~ 512 pixel) của thẻ tiêu đề trong kết quả tìm kiếm. Nếu thẻ tiêu đề của bạn vượt quá các ký tự được phép trên SERP đó, dấu ba chấm “…” sẽ xuất hiện khi tiêu đề bị cắt. Do vậy, tiêu đề của bạn không nên có quá 60 ký tự.
-
- Thương hiệu: Chúng tôi chèn thêm thương hiệu website của chúng tôi vào cuối các thẻ tiêu đề trên mỗi trang web của chúng tôi. Việc này sẽ giúp bạn thúc đẩy nhận thức về thương hiệu và tạo ra tỷ lệ nhấp cao hơn. Đôi khi, bạn nên đặt thương hiệu vào đầu thẻ tiêu đề, chẳng hạn như trên trang chủ của mình, nhưng hãy chú ý đến những gì từ khóa bạn đang cố gắng xếp hạng và đặt những từ đó gần hơn về đầu thẻ tiêu đề của bạn.
Thẻ mô tả(Meta description)
Giống như thẻ tiêu đề, thẻ meta description là phần tử HTML mô tả nội dung cho trang web của bạn. Chúng cũng được lồng trong thẻ head và trông giống như sau:
<head>
<meta name = ”description” content = ”Mô tả trang ở đây.” />
</ head>
Nội dung bạn nhập vào trường mô tả sẽ hiển thị ở dưới title và url trong trang kết quả của Google:
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, Google sẽ chọn các đoạn văn bản khác trong bài viết của bạn để hiển thị trong kết quả tìm kiếm, tùy thuộc vào truy vấn của người tìm kiếm.
Điều này thường giúp cải thiện thẻ meta description của bạn cho các tìm kiếm duy nhất. Tuy nhiên, đừng để điều này ngăn cản bạn viết một mô tả hay vì chúng đôi khi vẫn được hiển thị cho người dùng.
Điều gì tạo nên meta description hiệu quả?
Những phẩm chất tạo nên một thẻ tiêu đề hiệu quả cũng áp dụng cho các mô tả meta hiệu quả. Mặc dù Google nói rằng mô tả meta không phải là yếu tố xếp hạng, như thẻ tiêu đề, chúng cực kỳ quan trọng đối với tỷ lệ nhấp.
- Mức độ liên quan: Thẻ meta description phải bao quát toàn bộ nội dung trên trang web của bạn, vì vậy nó sẽ tóm tắt khái niệm chính của bạn dưới một số hình thức. Bạn nên cung cấp cho người tìm kiếm đủ thông tin để cho họ biết là họ đã tìm thấy một trang đủ liên quan để trả lời câu hỏi của họ.
- Độ dài: Công cụ tìm kiếm có xu hướng cắt ngắn đoạn mô tả dưới 150 ký tự. Tốt nhất là viết các mô tả meta từ dưới 150 ký tự.
Cấu trúc URL: Đặt tên và sắp xếp các trang của bạn
URL là viết tắt của Uniform Resource Locator. URL là vị trí hoặc địa chỉ cho từng phần nội dung trên web. Giống như thẻ tiêu đề và mô tả thẻ meta, công cụ tìm kiếm hiển thị URL trên SERP. Do đó, việc đặt tên và định dạng URL có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ nhấp chuột của người dùng.
Không chỉ những người tìm kiếm sử dụng chúng để đưa ra quyết định về trang web nào cần nhấp vào trang nào không. Và URL cũng được các công cụ tìm kiếm sử dụng để đánh giá và xếp hạng trang web của bạn.
Cách sử dụng URL
Công cụ tìm kiếm yêu cầu URL duy nhất cho mỗi trang trên trang web của bạn để có thể hiển thị trang của bạn trong kết quả tìm kiếm. Cấu trúc URL rõ ràng và cách sử dụng URL rất quan trọng. Ví dụ: URL nào người dùng sẽ nhấp vào nhiều hơn?
mywebsite.com/desserts/chocolate-pie
HAY LÀ
mywebsite.com/asdf/453?=recipe-23432-1123
Người tìm kiếm có nhiều khả năng nhấp vào URL ở trên hơn và ít có khả năng nhấp vào URL khó hiểu ở bên dưới.
Tổ chức trang
Nếu bạn có nhiều chủ đề trên trang web của mình, bạn cũng nên đảm bảo tránh đặt các bài viết vào trong các thư mục không có liên quan tới bài viết đó.
Ví dụ: đặt bài viết về giới thiệu điện thoại trong thư mục điện thoại sẽ tốt hơn rất nhiều đặt bài giới thiệu điện thoại trong thư mục laptop.
Bạn cũng không nên để ngày tháng hoặc năm trên Url.
Ví dụ: không nên mywebsite.com/2018/june/seo-la-gi/
Mà bạn chỉ cần mywebsite.com/seo-la-gi/
Vì chủ đề “SEO là gì?” Không bị giới hạn trong một ngày cụ thể, tốt nhất không nên để ngày, tháng, năm trong cấu trúc URL.
Độ dài URL
Nhiều nghiên cứu tỷ lệ nhấp chuột đã chỉ ra rằng, khi được chọn giữa URL dài và URL ngắn hơn, người tìm kiếm thường thích và nhấp chuột vào URL ngắn hơn. Giống như thẻ tiêu đề và thẻ meta description quá dài, các URL quá dài cũng sẽ bị cắt bỏ bằng dấu ba chấm. Một URL mô tả hữu hiệu nếu nó được hiển thị đầy đủ không có dấu …
Ví dụ: mywebsite.com/services/plumbing/plumbing-repair/toilets/leaks/
không hiệu quả bằng mywebsite.com/plumbing-repair/toilets/
Hãy giảm thiểu độ dài url, xóa các thư mục con không cần thiết, làm cho URL của bạn dễ dàng sao chép và dán, cũng như có thể nhấp dễ dàng hơn.
Từ khóa trong URL
Nếu trang của bạn đang nhắm mục tiêu một từ khóa hoặc cụm từ khóa cụ thể, hãy đảm bảo thêm cụm từ hoặc từ khóa đó trong URL. Tuy nhiên, đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều từ khóa trong URL.
Việc lạm dụng từ khóa trong URL có thể Google nghi ngờ là spam và thao túng kết quả tìm kiếm. Nếu bạn không chắc chắn liệu việc sử dụng từ khóa của bạn trong URL có tích cực hay không. Chỉ cần đọc URL của bạn thông qua con mắt của người tìm kiếm và hỏi, “Điều này có tự nhiên không? Tôi có bấm vào cái URL này không? ”
URL tĩnh
Các URL tốt nhất là những URL có thể dễ dàng được đọc bởi con người, vì vậy bạn nên tránh việc lạm dụng các tham số, số và ký hiệu. Không nên sử dụng các URL như: http://mywebsite.com/blog?id=123. Rất khó đọc!
Hãy thay chúng bằng Url dễ đọc và hiểu hơn như: https://mywebsite.com/google-algorithm-change
Dấu gạch ngang để tách từ
Không phải tất cả các trình duyệt web đều hiểu các dấu cách như dấu gạch dưới (_), dấu cộng (+) hoặc dấu cách (% 20). Công cụ tìm kiếm cũng không hiểu cách tách các từ trong URL khi chúng viết liền nhau mà không có dấu tách (example.com/optimizefeaturedsnippets/). Cách tốt nhất, bạn hãy sử dụng ký tự gạch nối (-) để phân tách các từ trong URL.
Giao thức: HTTP so với HTTPS
Giao thức là “http” hoặc “https” thường xuất hiện trước tên miền của bạn. Google khuyên tất cả các trang web nên cài đặt giao thức bảo mật (“s” trong “https” là viết tắt của “bảo mật”). Để đảm bảo rằng URL của bạn đang sử dụng giao thức https:// thay vì http://, bạn phải có chứng chỉ SSL (Lớp cổng bảo mật).
Chứng chỉ SSL được sử dụng để mã hóa dữ liệu. Chúng đảm bảo rằng mọi dữ liệu được truyền giữa máy chủ web và trình duyệt của người tìm kiếm vẫn được an toàn. Kể từ tháng 7 năm 2018, Google Chrome hiển thị biểu tượng “không an toàn” cho tất cả các trang web HTTP, điều này có thể khiến các trang web này xuất hiện không đáng tin cậy đối với khách truy cập và dẫn đến việc họ rời khỏi trang web.
Nếu bạn đã thực hiện SEO theo hướng dẫn của chúng tôi từ bài 1 tới bài này thì xin chúc mừng bạn đã vượt qua nửa chừng của Hướng dẫn SEO cho người mới học SEO!
Đến đây, bạn đã tìm hiểu cách các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin, lập chỉ mục và xếp hạng nội dung, cách tìm các từ khóa để nhắm mục tiêu và bây giờ, bạn đã biết các chiến lược tối ưu hóa Onpage trên trang có thể giúp các trang của bạn được các công cụ tìm kiếm tìm thấy dễ dàng.
Tiếp theo, hãy tiếp tục cố gắng, bởi vì chúng ta sẽ đi sâu vào thế giới thú vị của các kỹ thuật SEO chuyên sâu hơn!